Top 10 thương vụ chuyển nhượng thất bại nhất trong lịch sử Premier League 

Top 10 thương vụ chuyển nhượng thất bại nhất trong lịch sử Premier League 

Premier League là một trong những giải đấu danh giá nhất ở Châu Âu chỉ sau UEFA Champions League. Bên cạnh những thương vụ thành công tại đây thì cũng có rất nhiều kỳ chuyển nhượng đáng quên. Dưới đây là 10 thương vụ chuyển nhượng thất bại nhất trong lịch sử giải đấu Premier League được Thể Thao Vi tổng hợp.

Henrikh Mkhitaryan – Arsenal (2018)

Henrikh Mkhitaryan đến Arsenal vào năm 2018 sau một thương vụ chuyển đổi cầu thủ với Manchester United. Theo đó, Alexis Sanchez sẽ rời Arsenal gia nhập MU và Henrikh Mkhitaryan sẽ đến Arsenal theo chiều ngược lại. 

Henrikh Mkhitaryan - Arsenal (2018)
Henrikh Mkhitaryan – Arsenal (2018)

So với Alexis Sanchez, Henrikh Mkhitaryan vẫn có sự thể hiện xuất sắc hơn trong màu áo pháo thủ. Tuy nhiên trong suốt 2 mùa giải chơi cho Arsenal, tiền vệ người Armenia chỉ ghi được 9 bàn thắng, 13 pha kiến tạo sau 59 lần ra sân khiến Pháo Thủ không khỏi thất vọng.

Đến đầu mùa giải 2019/2020, Henrikh Mkhitaryan được chuyển sang AS Roma chơi dưới dạng cho mượn. Điều buồn nhất của Henrikh Mkhitaryan khi rời Arsenal đó chính là việc Pháo Thủ không thu bất cứ khoản phí chuyển nhượng nào từ CLB AS Roma, kết thúc hành trình của anh tại Premier League.

Wilfried Bony – Manchester City (2015)

Sau 2 mùa giải chơi cho Swansea City, tài năng của Wilfried Bony ngày càng được khẳng định. Tiền vệ Bờ Biển Ngà đã cập bến Man City vào kỳ chuyển nhượng mùa hè năm 2015 với mức giá 28 triệu Euro. Từ đó biến Wilfried trở thành cầu thủ Châu Phi đắt giá nhất thi đấu tại Premier League. 

Wilfried Bony - Manchester City (2015)
Wilfried Bony – Manchester City (2015)

Mặc dù vậy, Bony không thể hiện được năng lực như kỳ vọng và gặp khó khăn trong việc giành suất đá chính với những tiền vệ tiềm năng như Sergio Aguero hay Kelechi Iheanacho… Mọi thứ dần trở nên tồi tệ hơn khi Pep Guardiola xuất hiện tại Etihad và quyết định loại bỏ Wilfried Bony ra khỏi đội hình xuất phát.

Khoảng thời gian chơi cho Man City chỉ vỏn vẹn 1 năm, sau đó anh bị Pep đẩy sang Stoke City dưới dạng cầu thủ cho mượn. Khép lại năm 2017, Wilfried Bony buộc phải trở lại Swansea sau khoảng thời gian đáng quên ở sân Etihad.

Guido Carrillo – Southampton (2018)

Mùa Đông năm 2018 là khoảng thời gian đầy bận rộng của Southampton khi liên tục mua bán cầu thủ. Nhờ việc bán tiền đạo Virgil van Dijk cho Liverpool, họ đã thu được 75 triệu Euro và bắt đầu vào công cuộc củng cố lại đội hình. Tuy nhiên, việc xem xét không hợp lý đã khiến họ mắc phải nhiều sai lầm khi chiêu binh.

Guido Carrillo - Southampton (2018)
Guido Carrillo – Southampton (2018)

The Saints đã bỏ ra 19 triệu Euro để sở hữu nhà vô địch Ligue 1 2016/2017 Guido Carrillo từ Monaco. Tuy nhiên, khi cập bến Southampton anh lại thi đấu khá mờ nhạt và ra sân vỏn vẹn 7 lần trong giai đoạn đá lượt về của mùa giải Premier League năm đó.

Có lẽ số lần ra sân quá ít đã không đủ để Guido Carrillo thể hiện năng lực của mình. Anh không ghi được bất cứ bán thắng nào và bị loại ra khỏi đội hình xuất phát chính. Đến mùa giải 2018, cầu thủ người Argentina chơi cho Leganes dưới dạng cho mượn và bán đứt Guido cho đội bóng này vào năm 2020.

Christopher Samba – QPR (2013)

Christopher Samba là một trong những trung vệ khét tiếng tại Premier League trong khoảng thời gian thuộc biên chế Blackburn Rovers. Đến đầu năm 2012, Christopher gia nhập Anzhi Makhachkala Và trở lại Premier League một lần nữa dưới bến đỗ của CLB Queens Park Rangers.

Christopher Samba - QPR (2013)
Christopher Samba – QPR (2013)

Những tưởng kinh nghiệm dày dặn của Christopher Samba sẽ giúp đội bóng của anh thành công trụ hạng, tuy nhiên mọi thứ không như mong đợi. Sức nặng và áp lực về tuổi tác đã khiến cầu thủ người Congo không còn giữ được phong độ.

QPR vẫn phải xuống hạng và nhận tấm vé chót bảng sau khi kết thúc mùa giải Premier League năm đó. Việc CLB trả lương cho Christopher Samba quá cao nhưng nhận về kết quả không như kỳ vọng đã khiến anh hứng chịu làn sóng chỉ trích lớn từ người hâm mộ, kết thúc mùa giải anh cũng rời nước Anh để trở về lại Anzhi.

Wilfried Zaha – Manchester United (2013)

Wilfried Zaha kaf bản hợp đồng cuối cùng của Man United dưới thời Sir Alex Ferguson và cũng là bản hợp đồng gây sóng gió nhất. Tiền đạo người Bờ Biển Nhà được Quỷ đỏ chiêu mộ vào năm 2012 với mức giá chuyển nhượng 15 triệu Euro.

Wilfried Zaha - Manchester United (2013)
Wilfried Zaha – Manchester United (2013)

Việc thi đấu ở Premier League quá khắc nghiệt đã khiến cho Wilfried Zaha không thể thích nghi. Bên cạnh đó, những vấn đề ngoài sân cỏ cũng đã khiến anh không được lòng HLV Man United thời điểm hiện tại. Kết thúc mùa giải 2013-2014, Wilfried Zaha chỉ thi đấu vỏn vẹn 4 trận cho MU và phải trở về mái nhà xưa Crystal Palace vào năm 2014. 

Kostas Mitroglou – Fulham (2014)

Kostas Mitroglou được Fulham mua vào năm 2014 với số tiền chuyển nhượng lên đến 12 triệu Euro. Đây là con số kỷ lục để Fulham có thể sở hữu tài năng trẻ đến từ CLB Olympiakos. Thế nhưng, mọi kỳ vọng về Kostas Mitroglou ngay lập tức bị dập tắt khi anh không được HLV Rene Meulensteen trọng dụng.

Kostas Mitroglou - Fulham (2014)
Kostas Mitroglou – Fulham (2014)

Thay vào đó, Rene Meulensteen đã đặt niềm tin vào một tiền đạo khác là Felix Magath. Sau khi kết thúc mùa giải, Fulham vẫn không thể trụ hạng, tiền đạo người Hy Lạp buộc phải trở về Olympiakos khi chỉ thi đấu được duy nhất 1 trận.

Alexis Sanchez – Manchester United (2018)

Alexis Sanchez được kỳ vọng sẽ thổi làn gió mới cho lối chơi của MU khi đến chơi tại Old Trafford. Việc đặt niềm tin cho tiền đạo người Chile là hoàn toàn có cơ sở khi trước đó anh đã có màn biểu diễn vô cùng xuất sắc trong màu áo Arsenal.

Alexis Sanchez - Manchester United (2018)
Alexis Sanchez – Manchester United (2018)

Tuy nhiên, Alexis Sanchez lại không thể thích nghi với lối chơi của MU và liên tục lặp lại những màn trình diễn thiếu ấn tượng. Không những thi đấu lạc nhịp, Alexis Sanchez còn liên tục dính chấn thương mặc dù được hưởng mức lương khổng lồ từ Quỷ đỏ lên đến 560 nghìn Euro/ tuần.

45 lần ra sân với 5 bàn thắng, Manchester United đã phải tìm mọi cách để đẩy tiền đạo sinh năm 1988 ra đi vào cuối mùa giải 2019/2020. Sau khoảng thời gian chơi cho Inter Milan dưới dạng cho mượn, cuối cùng anh đã chính thức gia nhập thành Milano theo đúng dự định của Quỷ đỏ. 

Andy Carroll – Liverpool (2011)

Andy Carroll được bán cho Liverpool vào năm 2011 từ Newcastle United với mức giá 35 triệu Euro. Sau 19 trận đấu lượt đi ở CLB cũ, Andy Carroll ghi được 11 bàn thắng và gây ấn tượng mạnh với HLV Kenny Dalglish.

Andy Carroll - Liverpool (2011)
Andy Carroll – Liverpool (2011)

Tuy nhiên, sau khi rời Newcastle, phong độ thi đấu của anh lại không được như kỳ vọng. Andy thi đấu khá mờ nhạt với 4 bàn thắng sau 1 năm rưỡi thi đấu ở Premier League. 18 tháng chơi tại Liverpool cũng chính là khoảng thời gian đáng quên nhất của anh.

Vào năm 2012, Andy Carroll chuyển đến chơi cho West Ham dưới dạng cho mượn sau đó được đội bóng này mua đứt vào cuối mùa. 

Fernando Torres – Chelsea (2011)

Đầu năm 2011 Chelsea đã bỏ ra đến 50 triệu Bảng để chiêu mộ Fernando Torres từ Liverpool. Tại thời điểm bấy giờ, bản hợp đồng của tiền đạo người Tây Ban Nha đã trở thành thương vụ đắt giá nhất Premier League. 

Trong màu áo Liverpool, Fernando Torres ghi được 81 bàn sau 141 trận đấu, một thông số vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên khi chuyển đến Chelsea mọi chuyển lại thay đổi hoàn toàn khi Torres chỉ ghi được 45 bàn sau 172 lần ra sân cho The Blues, kém xa những gì đội bóng này kỳ vọng.

Fernando Torres - Chelsea (2011)
Fernando Torres – Chelsea (2011)

Trên thực tế, thương vụ của Fernando Torres với Chelsea không hẳn là thất bại khi anh vẫn có những khoảnh khắc đáng nhớ ở sân Stamford Bridge. Trước khi trở về với đội bóng cũ Atletico Madrid, Fernando Torres đã từng có thời gian chơi cho Milan dưới dạng cho mượn. 

Bên trên là top 10 thương vụ chuyển nhượng thất bại nhất trong lịch sử Premier League (Ngoại Hạng Anh). Đừng quên theo dõi Thể Thao Vi để cập nhật nhanh những tin tức bóng đá và Ngoại Hạng Anh mới nhất nhé!

 

Tắt [X]