World Cup 2022 đăng cai tại Qatar đã phần nào khẳng định sự tham gia mạnh mẽ của các quốc gia Trung Đông vào môn thể thao vua. Đây cũng không phải lần đầu tiên những quốc gia vùng vịnh can thiệp vào giới bóng đá. Trước đó đã có không ít tập đoàn và quỹ đầu tư chấp nhận bỏ ra một số tiền khổng lồ cho các câu lạc bộ bóng đá.
Việc đầu tư vào bóng đá cũng chính là con đường để phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh của các quốc gia Trung Đông. Các đội bóng lớn thường xuyên đến các quốc gia vùng vịnh để luyện tập chính là cơ hội để họ kinh doanh và quảng cáo địa điểm du lịch, cơ sở vật chất hùng mạnh.
Bên cạnh lợi ích về kinh tế, bóng đá cũng chính là cầu nối giúp mở rộng tiềm lực, nâng cao địa vị và tầm ảnh hưởng. Dưới đây là 3 thương vụ đốt tiền cho các CLB bóng đá hàng đầu thế giới khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp bởi độ chịu chơi của giới nhà giàu Trung Đông.
Manchester City
Manchester City đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi đội bóng này liên tục thăng và xuống hạng trong giai đoạn 1996 – 2003. Đến năm 2007, hy vọng lần nữa đến với Manchester City khi cựu thủ tướng Thái Lan, ông Thaksin Shinawatra đồng ý mua lại 75% cổ phần giúp họ vượt qua khủng hoảng.
Sau khi thương vụ thành công, Thaksin Shinawatra đưa Sven-Goran Eriksson, cựu HLV tuyển Anh dẫn dắt CLB. Kể từ đó, “The Citizens” đã có sự cải thiện đáng kể với nhiều cầu thủ sáng giá. Tuy nhiên, phong độ không duy trì được lâu thì họ lại phải đón nhận kết quả chua chát với vị trí thứ 9.
Một năm sau, Manchester City lại phải đi khắp nơi để tìm kiếm nhà đầu tư mới sau khi cựu thủ tướng Thái Lan Shinawatra bị đóng băng tài sản. Đến tháng 9/2008, Hoàng tử của Hoàng gia Abu Dhabi: Sheikh Mansour bin Zayed Al Nahyan đã đồng ý bỏ ra 300 triệu mua lại Manchester City.

Các nhà đầu tư đến từ Trung Đông đã giúp Manchester City thăng hạng nhanh chóng khi đầu tư và rót số tiền khủng vào. Từ một CLB gặp phải nhiều khó khăn tài chính lẫn thực lực, họ nhanh chóng vươn lên và được coi là đội bóng hạng nhì tại giải Ngoại hạng Anh.
Với tiềm lực của Hoàng gia Abu Dhabi, một trong 7 đế chế hùng mạnh của UEFA – Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất. Sự thay đổi được xem như phép màu của CLB khi liên tục 14 năm, Manchester City đã giành được vô số danh hiệu cao quý giúp họ tiến gần hơn đến cúp vô địch C1.
Việc Hoàng tử Sheikh Mansour bơm tiền đã khiến nhiều người không khỏi nhíu mày. Tính đến nay, ông chủ Manchester City đã bỏ ra trên dưới 4 tỷ đồng để chiêu mộ dàn cầu thủ chất lượng. Không dừng lại ở đó, ông Sheikh Mansour còn bất chấp lợi nhuận khi đầu tư vào nhiều CLB khác.
Trong những năm vừa qua, ông chủ của “The Citizens” đã mạnh tay thâu tóm hàng loạt CLB khác để thành lập tập đoàn City Football như: CLB New York City (Mỹ), CLB Melbourne City (Úc), CLB Yokohama F. Marinos (Nhật Bản) và CLB Girona (Tây Ban Nha)…
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người thắc mắc đó chính là động cơ đầu tư vào bóng đá của hoàng tử Sheikh Mansour. Ông liên tục mở rộng quy mô của tập đoàn bóng đá và các CLB mà mình nắm giữ trong tay, song chưa bao giờ quan tâm hay đòi hỏi về vấn đề lợi nhuận.
Paris Saint-Germain
Trước khi được đại gia Trung Đông hậu thuẫn, CLB bóng đá Paris Saint-Germain từng có khoảng thời gian khó khăn dưới thời Colony Capital. Tuy nhiên, thương vụ mua lại Paris Saint-Germain chỉ mới được thoả thuận sau khi Qatar giành được quyền đăng cai World Cup 2022.
Đến năm 2011, Thái tử Tamim bin Hamad Al Thani (Quốc vương Qatar hiện tại) đã ủy quyền cho quỹ Qatar Sports Investments mua 70% cổ phần của PSG. Đến tháng 6/2011 ông đã mua nốt 30% cổ phần còn lại chính thức trở thành nhà đầu tư duy nhất của CLB bóng đá này.

Sau khi trở thành ông chủ, quốc vương Qatar liên tục rót khoảng tiền lớn vào giúp PSG xóa nợ. Trong vòng 11 năm, với sự đầu tư mạnh tay của đại gia Trung Đông, PSG đã vươn lên trở thành CLB lớn mạnh với sự gia nhập của nhiều lứa cầu thủ chất lượng.
Hơn 1 tỷ đô là số tiền mà PSG phải chi trả sau các mùa chuyển nhượng kể từ khi tiếp quản CLB. Chỉ trong mùa hè 2011, PSG đã chi hơn 100 triệu Euro mang về 13 tân binh đầu tiên. Trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến thương vụ chiêu mộ Zlatan Ibrahimovic với mức giá hơn 31 triệu Euro.
Đến mùa hè năm 2017, PSG đã thực hiện một thương vụ chuyển nhượng khủng nhất từ trước đến nay đó chính là chiêu mộ Neymar Jr. “Les Rouge et Bleu” sẵn sàng bỏ ra 222 triệu Euro để cầu thủ trẻ phá vỡ hợp đầu với Barca, cho đến nay vẫn chưa có thương vụ chuyển nhượng nào cao hơn.
Chưa đầy 1 tuần sau, CLB này tiếp tục chi ra 180 triệu để chiêu mộ Kylian Mbappe. Trong giai đoạn Lionel Messi phải rời Barcelona do khó khăn tài chính, PSG cũng không từ cơ hội nhanh chóng ký kết hợp đồng với mức lương khổng lồ cùng ngôi sao Messi.
Có thể thấy rằng, những thương vụ chuyển nhượng của PSG không chỉ giúp tên tuổi của CLB này vươn xa mà còn khiến cho thị trường chuyển nhượng rung chuyển. Họ không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để có được các ngôi sao bóng đá mà mình cho là tiềm năng.
Song song với việc chuyển nhượng, “Les Parisiens” còn chi tiền để vẽ lại Logo CLB. Sau đó họ tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất tại sân vận động Parc des Princes. Xây dựng thêm các trung tâm luyện tập mới đầy đủ, tiện nghi hơn nằm tại Poissy, phía tây của Paris.
Kể từ khi ông chủ Trung Đông tiếp quản, PSG đã trở thành CLB thống trị các giải bóng Ligue 1. Họ luôn là nỗi khiếp sợ của đối thủ và là cái tên đầy tiềm năng cho chức vô địch C1 (UEFA Champions League). Trong đó, PSG đã giành được 8/10 giải vô địch Ligue 1 trong 10 mùa gần nhất.
Hậu World Cup 2022, có nhiều tin đồn cho rằng lãnh đạo Qatar sẽ bán PSG do sự đầu tư không thành công, đồng thời do vấp phải nhiều chỉ trích của cổ động viên nước Pháp. Cho đến nay, họ vẫn chưa đạt được bất cứ chức vô địch Châu Âu nào khiến nhiều người hoài nghi về thông tin trên.
Newcastle United
Trước khi các đại gia Trung Đông nhúng tay vào, Newcastle United vẫn là đội bóng ngụp lặn ở phía dưới BXH Ngoại hạng Anh. Ngày 7/10/2021, “The Magpies” đã chính thức được tiếp quản bởi các đại gia Trung Đông thuộc Quỹ đầu tư Công (PIF) từ Saudi Arabia.
Quỹ đầu tư này đã mạnh tay chi 305 triệu Euro để mua lại toàn bộ cổ phần trong tay Mike Ashley, ông chủ cũ của Newcastle United. Chính điều này đã biến Newcastle United trở thành một trong những CLB đắt giá nhất ở thời điểm hiện tại với giá trị tài sản lên đến 500 tỷ đô.

Tin đồn về việc quỹ đầu tư công Saudi Arabia thâu tóm CLB bóng đá Newcastle đã xuất hiện từ 2020. Sau hơn 18 tháng bế tắc với các thỏa thuận không đồng nhất giữa hai bên, hợp đồng cuối cùng đã được ký khi Ngoại hạng Anh đảm bảo rằng Saudi Arabia sẽ không kiểm soát Newcastle United tuân theo các ràng buộc pháp lý.
Dù không phô diễn quá nhiều về tiềm lực tài chính, song các ông chủ Trung Đông vẫn giúp Newcastle United vực dậy nhanh chóng sau khủng hoảng tháng 12/2021. Họ cũng không chi mạnh tay cho việc mua sắm các cầu thủ như PSG hay Manchester City.
Chỉ sau 15 vòng đấu của giải Ngoại hạng Anh 2022/2023, CLB này đã thành công vươn lên xếp vị trí thứ 3. Thậm chí, Newcastle còn vượt mượt những ông lớn như Tottenham Hotspur hay Manchester United dù Newcastle đã có khoảng thời gian khủng hoảng nghiêm trọng trước đó vài tháng.
Sau khi chiến thắng Nottingham Forest và thăng hạng tại Ngoại hạng Anh, “The Magpies” mới bắt đầu việc mua sắm cầu thủ. Họ đã mạnh tay chi tiền cho các thương vụ chuyển nhượng để tiếp tục vươn lên trong khoảng thời gian sắp tới cùng những kế hoạch lớn của mình.
Có thể thấy rằng, sự nhúng tay của các đại gia Trung Đông đã giúp các CLB lớn vực dậy nhanh chóng. Với tiềm lực tài chính sẵn có cùng tầm nhìn nhạy bén, đã có nhiều CLB vượt qua khủng hoảng nhờ bàn tay của các thế lực vùng vịnh. Điều này đủ thấy sức ảnh hưởng của họ trong giới bóng đá đang mở rộng như thế nào!
Để cập nhật các tin tức thú vị về bóng đá, đừng quên theo dõi kênh tin tức thể thao & bóng đá Thể Thao Vi thường xuyên!