Mesut Ozil trở thành biểu tượng của sự “tiêu chuẩn kép” từ phương Tây.

Kể từ sau vấn đề Nga – Ukraine, chính trị thế giới đã xuất hiện sự phân cực các luồng ý kiến. Trường hợp của đội tuyển Đức trong ngày ra quân đụng độ Nhật hay cách mà chính người Qatar lên án trước hành động “giả trân” của họ khiến slogan ‘thể thao phi chính trị’ của FIFA thêm phần vô nghĩa.

Khởi nguồn sự kiện

Trong trận ra quân của mình trước đội tuyển Nhật Bản, tuyển Đức từng có hành động bị nhận rất nhiều những sự chỉ trích. Thời điểm chụp ảnh đội bóng họ lấy tay che miệng để thể hiện thông điệp rằng những “lời cao ý đẹp” của họ đã bị nhà chức trách nước sở tại cấm đoán. Một số những lệnh cấm khiến đội tuyển Đức tỏ ra khó chịu nhất là nhằm vào tấm bằng thủ quân, khi mà thứ vũ khí để ủng hộ LGBT của họ sẽ không thể sử dụng.

CĐV Qatar đem tới ảnh chân dung để trêu chọc tuyển Đức
CĐV Qatar đem tới ảnh chân dung để trêu chọc tuyển Đức

Tuy nhiên thì thì hành động của đội tuyển Đức sau đó đã bị mặt sát trên các nền tảng mạng xã hội, một số cho rằng sự thiếu tập trung cho chuyên môn mới khiến họ để thua trước người Nhật. Đến trận đấu với Tây Ban Nha có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với cánh cửa đi tiếp, chính người dân Qatar đã đem tới SVĐ ảnh của Mesut Ozil như một cách để biểu tình, rằng những nước phương Tây mà cụ thể là Đức đã “tiêu chuẩn kép như thế nào”.

Vấn đề của Ozil trong quá khứ

Tiền vệ Mesut Ozil là một cầu thủ người Đức có gốc gác tại Thổ Nhĩ Kỳ, anh đã trở thành vật tế thần của đội tuyển Đức khi họ bị loại sớm ngay tại vòng bảng kỳ World Cup 4 năm về trước. Câu nói nổi tiếng của cầu thủ này được biết đến là:”Khi thắng tôi là người Đức, còn khi thôi tôi chỉ là dân nhập cư.” Vấn đề là mọi chuyện đến khi Ozil chụp ảnh với quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và chẳng còn gì nhiều hơn thời điểm ấy, mãi đến năm 2020 anh mới đưa ra quan điểm chính trị ủng hộ người Di Ngô Nhĩ.

Ozil đã bị đối xử rất bất công
Ozil đã bị đối xử rất bất công

Những hành động của liên đoàn bóng đá Đức khiến Ozil dứt áo đội tuyển quốc gia, làm tương lai của cầu thủ này chẳng còn sáng lạn như trước. Chính liên đoàn bóng đá Đức cũng đã phải lên tiếng xin lỗi gửi đến cầu thủ này sau sự kiện World Cup chừng 2 tháng. Tuy nhiên, rõ ràng điều này chẳng còn giá trị bao nhiêu khi mà những thương tổn về tinh thần của cầu thủ này sẽ rất khó chữa lành.

Những bất công trong bóng đá từ “tiêu chuẩn kép”.

Trước đây từng có trường hợp cầu thủ mặc một chiếc áo bên trong có đăng thông tiên ủng hộ khu khu vực nhận phải chiến tranh, mất mát nhưng FIFA sau đó đã phạt. Trường hợp này đến từ một cầu thủ Ai Cập là Mohamed Aboutrika diễn ra vào năm 2008. Sau khi ghi bàn ai cởi áo ăn mừng, có ghi dòng chữ “đồng cảm với dải Gaza” bằng 2 thứ tiếng. Nhưng trước đó thì thì có trường hợp một cầu thủ tham dự Africa Cup 2006, sau khi ghi bàn đã cầm cả cờ Palestine vào sân trong một trận đấu chẳng có sự liên quan, nhưng không bị phạt.

Án phạt không thỏa đáng cho Aboutrika trước đây
Án phạt không thỏa đáng cho Aboutrika trước đây

FIFA hay thậm chí UEFA nên là những cơ quan điều hành bóng đá nghiêm minh, rạch ròi chứ không nên cổ xúy một thiên hướng chính trị nào. Những hành động diễn ra trong kỳ World Cup này cho thấy bóng đá nên có sự công bằng, nếu như FIFA không muốn chính trị xen kẽ vào thì họ cần đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn.

Hãy theo dõi Thể Thao Vi để cập nhật những thông tin mới nhất trong giải đấu World Cup 2022 nhé.

Tắt [X]