Sau 60 trận đấu tại World Cup Qatar, người hâm mộ được chứng kiến từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Hàng loạt các kết quả sốc như Ả Rập ngược dòng 2-1 trước Argentina của Messi, Nhật đầy bản lĩnh lật ngược thế cờ 2-1 trước cả Đức và Tây Ban Nha hay mới đây nhất là chiến thắng trên danh nghĩa những đội cửa dưới của Croatia và Ma Rốc. Những biến số xảy ra đập tan mọi dự đoán và thay đổi hoàn toàn cục diện của giải đấu, nơi mà món đánh phòng ngự phản công gây ra sự khó chịu đặc biệt.
Hình mẫu lý tưởng nơi những nhà vô địch
Trở lại bức tranh từ quá khứ, khi mà các ông lớn cũng có quyền ưu tiên phòng ngự hơn tấn công. Tại Đức 2006, Marcello Lippi – huấn luyện viên bấy giờ của tuyển Ý sở hữu một dàn nhân sự không quá vượt trội về mặt công phá. Ông đã trình diễn cho cả thế giới một lối chơi có phần tiêu cực nhưng lại cực kì kỉ luật để giúp Ý loại chính cỗ xe tăng ở bán kết và đoạt cúp từ Pháp của Z.Zidane trên chấm 11m đầy thuyết phục.

Trong khi đó, nhà cầm quân người Bồ Đào Nha Jose Mourinho cũng để lại dấu ấn trong làng túc cầu với chiếc “xe buýt 2 tầng” trứ danh. “Người đặc biệt” dẫn dắt Porto vô địch c1 trong sự ngỡ ngàng của lục địa già, đưa Chelsea trở lại bản đồ nước Anh khi mà Arsenal và Manchester United đang thống trị, và giúp Inter Milan có cú ăn 3 hoàn hảo năm 2010. Ông nổi tiếng với câu nói: “Bạn sẽ không thể thành công với những người đàn ông tốt ở trên sân”. Với phong cách cứng rắn và đầy tinh quái, ngài Mou khiến mọi ông lớn bấy giờ đều phải dè chừng mỗi khi dâng đội hình cao.
Sự thay đổi chóng mặt của chiến thuật bóng đá
Thế nhưng nhiều cải cách trong chiến thuật đã đôi phần khiến phòng ngự phản công lụi tàn. Có thể nhắc đến tập thể Tây Ban Nha trong 4 năm 2008-2012, họ thống trị châu Âu và cả thế giới bằng lối chơi tiki taka, cầm bóng liên tục làm cho đối phương chả có lấy một tình huống tấn công nào.

Vài năm trở lại đây, người ta dành sự chú ý nhiều hơn đến những cuộc pressing tầm cao. Đi đầu cho phong cách trên là cuộc chạm trán của 2 chiến lược gia đại tài Pep Guardiola và Jurgen Klopp. Các ông lớn đã tìm ra nhiều hướng gây áp lực để bẻ gãy những đường lên bóng từ ngay lúc đối thủ triển khai trên phần sân nhà. Cũng vì thế, đội bóng nhỏ gặp vô vàn khó khăn trong việc kiểm soát diễn biến trận đấu.
Làn gió mới trong đấu pháp của những kẻ yếu thế
Những kẻ yếu thế hay nói chính xác là những đội bóng không sở hữu dàn siêu sao thường phải chọn phương án phòng ngự phản công để xây dựng đội hình. Nhiệm vụ của họ trước hết là bảo vệ cầu môn để tạo ra những cơ hội và áp lực ngược lại đối phương bằng tình huống phản công hoặc dàn xếp cố định. Tại Qatar 2022, sự học hỏi và nâng cấp về mặt chiến thuật của các đại diện đến từ châu Á và châu Phi đã ngáng chân rất nhiều ông lớn. Nhật Bản và Ả rập đã “tự thủ” trong hiệp 1, hàng hậu vệ 5 người trở lên giúp họ hạn chế tối đa sự đốt biến từ đối thủ để rồi hiệp 2, họ trở lại mạnh mẽ với miếng đánh vô cùng bất ngờ. Trong khi đó, Croatia và Ma Rốc đang sắm vai 2 kẻ thách thức trong top 4. Cả hai đều nổi bật với tuyến tiền vệ có khả năng thoát pressing và khả năng thu hồi bóng đáng nể. Dựa vào sức mạnh tuyến giữa, Ma Rốc và Croatia đã giảm tải một lượng áp lực lớn đến hàng phòng ngự cũng như có nhiều tình huống tấn công chủ động hơn.
Cờ có đến tay Croatia và Ma-Rốc?

World Cup đang dần đi đến hồi kết và người hâm mộ đang tự hỏi liệu có câu chuyện cổ tích nào được viết nên hay không? Ít ai có thể ngờ 2 gương mặt tại bảng F lại là 1 trong 4 đội bóng cuối cùng. The Vatreni với bản lĩnh và sự già dơ của một á quân đã liên tiếp giành chiến thắng trên chấm 11m. Bên cạnh đó, hành trình tiến đến tứ kết của Ma Rốc tạo nên cơn sốt khắp châu Phi, đoàn quân huấn luyện viên Ragrapui với việc sử dụng sơ đồ 4-1-4-1 khiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không thể tìm ra lời giải. Hai đội đều có quyền hy vọng bước vào chung kết nếu có thể tiếp tục duy trì thể lực và kỉ luật tốt .