Ngoại hạng Anh đang là sân chơi hấp dẫn nhất hành tinh. Tuy nhiên cái tên đó không chỉ được xướng lên nhờ chất lượng từ các trận đấu mà còn có phần đến từ nguồn tiền tài trợ khổng lồ của các giới chủ. Trong những năm gần đây, dư luận đang bàn bạc về màn đối đầu về mặt kinh tế giữa hai cường quốc Mỹ và Ả Rập trên thương trường đang ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chuyên môn của ngoại hạng Anh.
Cả tấn tiền làm thay đổi bộ mặt Premier League
Để nói về dòng tiền chảy vào nước Anh, không chỉ những mùa bóng gần đây mà ngay từ những năm 2005 khi Premier League là sân chơi của riêng Arsenal và Man United, vị tỉ phú nước Nga Abramovich đến tiếp quản Chelsea và ông lập tức chi gần 100 triệu bảng – con số quá lớn thời bấy giờ để biến The Blues trở thành quái vật thực sự ở ngoại hạng Anh. Họ tự nhiên có một dàn cầu thủ chất lượng và dành chức vô địch vào 2 mùa liên tiếp 2004-2006.
Tuy nhiên, người ta dần chú ý đến Premier League khi giới chủ từ Ả Rập mua lại câu lạc bộ không mấy danh tiếng là Man City. Nửa xanh thành Man cũng biến chất hoàn toàn với sự tham gia của S.Auguro, M.Balotelli, Y.Toure hay D.Silva – những viên ngọc thô của bóng đá thế giới. The Citizens ngay lập tức có sự tiến bộ và chính thức trở thành một ông lớn sau khi cướp ngôi vương mùa giải 2011-2012 từ chính hàng xóm Manchester United.

Sau thời kì Covid, ngoại hạng Anh thực sự biến thành sàn đấu của trung đông và châu Mỹ. GIới chủ Ả Rập một lần nữa đầu tư vào môi trường kinh tế béo bở với việc thâu tóm Newcastle United. Đại diện đến từ sông Tyne tuy chỉ có thêm một vài tên tuổi lớn nhưng mức lương tăng vọt giúp các cầu thủ thi đấu quyết chiến hơn và giờ đây họ đang là đội xếp thứ 3 tại Premier League. Cho đến lúc này dư luận và ngay cả các huấn luyện viên đã thừa nhận khái niệm Big 7 mới của ngoại hạng Anh. Trong đó, Newcastle và Man City được hậu thuẫn bởi giới chủ Ả Rập, Man United, Arsenal, Chelsea và Liverpool làm việc với ông bầu từ Mỹ, còn chỉ riêng Tottenham thuộc quyền sở hữu của người Anh. Rõ ràng, những khoản tiền không đáy từ Mỹ và Ả Rập đang tạo nên chênh lệch quá lớn từ các đội bóng của họ đến với những đội top dưới.
Đã có người phải lên tiếng
Hiển nhiên, những đội yếu kém về khía cạnh tài chính sẽ là những nạn nhân ở các cuộc đụng độ. Mới đây, phát biểu với The Daily Mail, huấn luyện viên Leeds Jesse March có những phát biểu cảm xúc: “Tiền luôn là thứ giúp bạn giải quyết được vấn đề. Hãy nhìn vào Newcastle mà xem, họ đã chi 90 triệu bảng ở tháng 11 và 136,35 triệu bảng ở mùa hè vừa qua. Đương nhiên, chích chòe sẽ không dừng lại ở mùa đông này để bổ sung thêm nhân lực ở các tuyến. Tôi tôn trọng điều tuyệt vời mà Eddie How đang làm nhưng đó có sự trợ giúp rất lớn từ tiềm lực kinh tế”.

Huấn luyện viên người Mỹ chia sẻ quan điểm khác nhau về bóng đá ở Anh với các môn thể thao ở Mỹ: “Ở Mỹ, chúng tôi phải giới hạn lương cho các cầu thủ để mọi người đều có cơ hội vào mùa giải mới. Điều đó là trái ngược hoàn toàn với những gì mà bóng đá Anh mang lại. Các đội bóng như Leeds phải cố gắng liên tục trong khi các câu lạc bộ như Chelsea, Manchester City, Newcastle,… được chi tiền tấn liên tục để duy trì thứ hạng”.
Jesse March không quên nhắc tới số phận của các đội cửa dưới: “Tôi biết muốn chơi ở ngoại hạng Anh thì bạn phải chấp nhận đối mặt với Liverpool hay Man City nhưng đối thủ thực sự của chúng tôi phải là những đội ở giữa hoặc đáy bảng. Đó là sự thật. Tiền không quyết định hết nhưng nó là một trong những nguyên nhân chính. Bạn sẽ luôn thấy những đội mạnh chi trả nhiều nhất”.
Cục diện ngoại hạng Anh ở giai đoạn sắp tới
Các khoản đầu tư đang tạo ra khoảng cách khó lòng san lấp. Mùa giải ngoại hạng Anh năm nay đặc biệt hơn bao giờ hết bởi người hâm mộ chứng kiến một Big7 đúng nghĩa. Arsenal cùng Man City và rất có thể cả Newcastle sẽ định đoạt chức vô địch. Bên cạnh đó, MU, Liverpool, Chelsea và Tottenham tranh giành vị trí trong top 4. Những đội bóng không được đi săn như Southampton, Leicester hay West Ham đang lâm nguy.
