Cổ động viên quá khích lao xuống sân tại World Cup

Những sự việc cổ động viên quá khích lao xuống SVĐ nhằm phục vụ cho mục đích nào đó vẫn thường xuyên xuất hiện ở các giải đấu lớn. World Cup cũng chẳng phải ngoại lệ, mùa giải nào cũng có những vấn đề như vậy xảy ra khiến BTC phải đau đầu. World Cup 2022 cũng đã chứng kiến sự việc tương tự trong trận đấu giữa Bồ Đào Nha gặp Uruguay.

Tóm tắt sự việc

Trong trận đấu giữa Bồ Đào Nha gặp Uruguay, khi trận đấu còn đang diễn ra có một người đàn ông lao xuống sân với rất nhiều những biểu ngữ bị cấm trong kỳ World Cup có lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Đông. Người đàn ông này mặc áo xanh da trời có in dòng chữ “Cứu lấy Ukraine” ở mặt trước và phía sau là “tôn trọng quyền phụ nữ tại Iran”. Đặc biệt, tay của gã đàn ông này cầm lá cờ nhiều màu sắc để ủng hộ cho phong trào LGBT.

Cổ động viên này đã lao xuống sân trong hiệp 2.
Cổ động viên này đã lao xuống sân trong hiệp 2.

Sự việc diễn ra vào hiệp 2 của trận đấu này, sau khi một hồi truy bắt thì nhân viên an ninh đã nhanh chóng áp giải được đối tượng ra khỏi sân thi đấu. Người đàn ông sau đó được cho biết là Mario Ferri, một cái tên cũng đã vượt qua lớp hàng rào an ninh để chạy vào sân vận động mùa World Cup 2010 và 2014.

Người đàn ông này sau đó được thả tự do mà không phải chịu bất kỳ hình phạt nào từ nước sở tại. Đã vậy ông còn mạnh miệng thách thức:

“FIFA cấm chiếc băng tay đội trưởng với họa tiết cầu vồng và lá cờ quyền con người, họ cấm mọi người nhưng chẳng thể cản được tôi.”

Nhưng Ferri cũng cho biết đây sẽ là lần cuối cùng:”Đây sẽ là ‘bước nhảy cuối cùng’ của tôi, lần cuối tôi đột nhập vào SVĐ. Tôi muốn gửi đi thông điệp quan trọng luôn nung nấu những tháng qua.”

Nguyên nhân sự việc

Trong tuần lễ đầu tiên diễn ra sự kiện World Cup, tổ chức Human Rights Watch đã báo cáo rằng họ bị lực lượng tinh nhuệ tại Qatar bắt giữ tùy tiện và lạm dụng đối với những người LGBT tại Qatar.

Cựu danh thủ Qatar là Khalid Salma – đại sứ của kỳ World Cup 2022 này đã mô tả “đồng tính luyến ái” như một dạng “tổn thương về trí tuệ”. Cũng trong tuần đầu tiên của World Cup, những đội bóng Châu Âu đã phải chịu thua trong cuộc chiến đòi đeo bằng được băng đội trưởng “One Love” có 7 sắc cầu vồng. FIFA đã đe dọa sẽ phạt những người làm trái một chiếc thẻ vàng và một trận phải ngồi ngoài khiến không ai dám phá lệ.

Những vấn đề trong giải đấu năm nay
Những vấn đề trong giải đấu năm nay

Một số CĐV tỏ ra khó chịu khi họ không được mang  những vật dụng có màu sắc cầu vồng, biểu tượng của quyền LGBT, đến những sân vận động thi đấu chính thức.

Trong khi đó tại Iran, một người phụ nữ trẻ tuổi là Mahsa Amini đã qua đời sau khi bị cảnh sát Iran giam giữ cho vi phạm quy định về ăn mặc của đạo hồi.

Sẽ còn những sự việc tương tự

Kỳ World Cup năm nay đang chứng kiến rất nhiều những thứ độc nhất, khi đây là lần đầu tiên mà ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh xuất hiện tại một quốc gia Hồi Giáo như Qatar. Đã có người đầu tiên dám phá lệ, vượt qua lớp an ninh nghiêm ngặt cho mục đích của mình. Khi mà thế giới đang có sự chia rẽ lớn về văn hóa, sắc tộc và đặc biệt là những vấn đề chiến tranh, đây sẽ là cơ hội để nhiều những tổ chức chính trị thể hiện quan điểm của mình.

Qatar cần có sự chuẩn bị tốt hơn
Qatar cần có sự chuẩn bị tốt hơn

Sau sự cố vừa qua, ban tổ chức World Cup sẽ cần phải cảnh giác hơn với những động thái làm liều của một vài những phần tử cực đoan. Trước mắt đang là trận đấu hứa hẹn có nhiều “tên bay đạn lạc” giữa tuyển Mỹ và Iran, một màn so tài mà chắc chắn Qatar sẽ phải căng mình để tổ chức thành công.

Hãy theo dõi Thể Thao Vi để cập nhật những thông tin mới nhất trong giải đấu World Cup 2022 nhé.

1
Share to...
Tắt [X]